TẬT KHÚC XẠ LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÒNG TRANH TẬT KHÚC XẠ

Ngày đăng: 16/06/2020 - 09:04 AM

Tật khúc xạ là gì

viễn thị

Tật khúc xạ là một rối loạn mắt phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu.

Khi có biểu hiện của tật khúc xạ, mọi người sẽ băn khoăn rằng, tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không. Trước khi tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách chăm sóc mắt khi mắc tật khúc xạ, cần hiểu về khái niệm tật khúc xạ.

Các tật khúc xạ của mắt và cách khắc phục

Có ba tật khúc xạ của mắt phổ biến nhất là:

  • Cận thị: Là tình trạng mà một người có thể nhìn thấy rõ các sự vật ở gần (khi đọc sách hay làm việc trên máy vi tính) nhưng lại khó nhìn thấy các vật ở xa (các ký hiệu giao thông hay số xe buýt). Tật cận thị xảy ra khi mắt không thể tập trung các tia sáng một cách chính xác trên phần thấy của mắt (võng mạc)
  • Viễn thị: Là tình trạng mà một người có thể nhìn thấy sự vật ở xa nhưng thị lực gần (đọc) lại kém. Cũng như các tật khúc xạ khác, viễn thị xảy ra khi mắt không thể tập trung tia sáng một cách chính xác lên phần nhìn của mắt (võng mạc).
  • Loạn thị: là tình trạng mà ở đó giác mạc bị cong bất thường làm cho móp méo thị lực. Giác mạc bình thường có hình dạng giống như hình cầu nhưng đối với loạn thị giác, giác mạc có hình oval, gây nhiều vấn đề trong việc tập trung ánh sáng đi vào trong mắt. Loạn thị thường phổ biến và xảy ra cùng với cận thị hoặc viễn thị.
  • o thị: Là tình trạng mắt nhìn thấy rõ vật ở xa nhưng gặp khó khăn khi nhìn vật ở gần. Đây là tật khúc xạ có dấu hiệu giống với viễn thị nhưng nguyên nhân là do lão hóa mắt, thủy tinh thể không thể điều tiết được.
  • Song thị: Là tình trạng nhìn thấy hai hình ảnh của vật thay vì một. Song thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt, khi che mắt mắc tật song thị đi, mắt kia vẫn nhìn bình thường
  • Nhược thị: Nhược thị hay còn gọi là mắt lười là tình trạng thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt. Nhược thị xảy ra do một sự trở ngại nào đó trong quá trình phát triển thị lực trong suốt thời thơ ấu.

Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ

tired student girl with glasses sleeping on the books in the library ** Note: Shallow depth of field

Khi hiểu rõ về khái niệm tật khúc xạ, để biết về tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không, người bệnh cần hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tật khúc xạL

Để mắt làm việc quá nhiều: Việc tập trung nhìn gần trong khoảng thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính.

Thói quen sinh hoạt không đúng cách: Do tư thế ngồi học không đúng cách, học tập và làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, … đây là những thói quen khiến sức khỏe đôi mắt ngày càng xuống dốc.

Tiếp xúc quá nhiều nguồn sáng nhân tạo: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, máy tính, ipad, … trở thành công cụ thân thiết giúp các em học tập và giải trí tiện lợi hơn. Nhưng các em đâu biết chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ giảm thị lực 90%.

Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mang năng lượng cao, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc, bên cạnh đó còn làm cho mắt bị áp lực khiến mắt mệt mỏi.

Biểu hiện của tật khúc xạ

nguyên nhân cận thị
Cận thị có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

Biểu hiện của tật khúc xạ khá phức tạp, tùy thuộc vào từng loại tật. Tuy nhiên, mờ mắt là biểu hiện phổ biến nhất. Một số dấu hiệu và triệu chứng thượng gặp khác như:

  • Không nhìn rõ các vật ở xa
  • Hay nheo mắt lại hoặc lại gần mới thấy rõ
  • Nhức đầu
  • Mỏi mắt
  • Vùng nhìn bị chói hoặc bị quầng sáng
  • Nhìn đôi

Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Các tật khúc xạ của mắt luôn mang theo nhiều khó khăn và nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế, khi phát hiện ra bị mắc một trong các tật khúc xạ của mắt, ngoài phương pháp phòng chống tật khúc xạ cần tìm ra giải pháp cho việc điều trị mắt.

  • Cận thị: Tật cận thị có thể điều chỉnh bằng thấu kính hiệu chỉnh lõm như các kính đeo mắt hay kính sát tròng. Các dụng cụ hỗ trợ thị lực này giúp cho việc tập trung các tia sáng vào mắt tốt hơn.
  • Viễn thị: Tật có thể điều chỉnh bằng thấu kính hiệu chỉnh lồi như các kính đeo mắt hay kính sát tròng. Các dụng cụ hỗ trợ thị lực này giúp cho việc tập trung các tia sáng vào trong mắt lên trên võng mạc.
  • Loạn thị: Có thể được điều chỉnh bằng thấu kính hiệu chỉnh như mắt kính hay kính sát tròng. Các dụng cụ hỗ trợ thị lực này giúp tập trung ánh sáng vào trong mắt lên trên võng mạc.

Đeo kính mắt: Là cách đơn giản và an toàn để chữa bệnh tật khúc xạ. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bạn chọn kính đúng số, nhằm điều chỉnh sai số khúc xạ, mang đến tầm nhìn tốt hơn.

Kính áp tròng. Trong nhiều trường hợp, đeo kính sát tròng cho bạn tầm nhìn rõ ràng hơn, rộng hơn và thoải mái hơn. Nhưng bạn phải đeo kính theo đúng hướng dẫn để tránh nguy cơ nhiễm trùng mắt

Phương pháp phòng chống tật khúc xạ

chăm sóc mắt cận thị

Phương pháp phòng chống tật khúc xạ khá đơn giản. Khi có những biểu hiện hiện của tật khúc xạ và được bác sĩ chẩn đoán mắc tật, bạn sẽ bớt băn khoăn về câu hỏi tật khúc xạ có nguy hiểm không. Thực chất đây là tật không quá nguy hiểm như các bệnh lý khác nhưng có thể khiến người mắc cảm thấy khó khăn và mệt mỏi khi vướng víu với cặp kính.

Chính vì những bất cập mang lại cho cuộc sống thường ngày, cần tìm ra các phương pháp phòng chống tật khúc xạ.

Phải chăm sóc đặc biệt cho đôi mắt và đảm bảo nơi làm việc và học tập đầy đủ ánh sáng. Nếu học ban đêm cần phải có ánh sáng phòng và đèn bàn, đèn phải có chụp phản chiếu. Chiếu từ phía sau, chiếu từ phía trên xuống, nghịch với bên tay thuận của người làm việc.

Kích thước của bàn, ghế phải phù hợp với chiều cao của từng người. Ngồi học đúng tư thế, không được cuối đầu gầm mặt, nghiêng đầu, áp má bên bàn học, luôn để mắt xa sách vở với khoảng cách thích hợp (tối đa khoảng 35cm).

Nên giảm mọi căng thẳng của mắt: Không sử dụng mắt làm việc quá lâu, hạn chế  thời gian xem ti vi, chơi games, nhìn máy vi tính, … không đọc sách có chữ quá nhỏ hay mờ, có hình ảnh lem nhem.

Cứ mỗi 20 phút làm việc và học tập nghỉ ngơi khoảng 3-5 phút. Không xem tivi ở khoảng cách gần, tránh ánh sáng phản xạ trực tiếp lên màn hình. Nếu ta có tật khúc xạ thì nên đeo kính khi xem tivi. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, trong thức ăn cần có đủ tinh bột, đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất

 

cart 0
Zalo
Hotline