1.Nhược thị là gì ?
Là tình trạng chức năng của một bên mắt bị giảm do không được não sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Trẻ còn nhỏ nên thường không chia sẻ với cha mẹ về vấn đề này. Kết quả là chứng giảm thị lực của trẻ không được chẩn đoán và điều trị trong nhiều năm.,có thể gây ra mù lòa vĩnh viễn
2.Nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị ?
-Lác mắt :
Lác mắt là tình trạng 2 mắt không nằm thẳng hàng với nhau. Đôi mắt của chúng ta thường di chuyển cùng lúc. Vì vậy, nếu 1 trong 2 mắt di chuyển không khớp với mắt còn lại thì, bộ não điều chỉnh thị lực ảnh hưởng luôn cả bên mắt còn lại.
-Tật khúc xạ:
Một đứa trẻ có thể có tật khúc xạ ở hai mắt không giống nhau. Ở mắt có tật khúc xạ nặng hơn có thể nhìn mờ hơn mắt còn lại và từ đó sự phát triển thị giác của mắt nhìn mờ hơn sẽ không phát triển bình thường.
- Cận thị: khó nhìn các vật ở xa.
- Viễn thị: khó nhìn thấy các vật ở gần, xa.
- Loạn thị : (giác mạc hình bầu dục): tầm nhìn bị mờ, nhòe khiến người bệnh khó nhìn thấy các vật cả ở gần lẫn ở xa.
-Tắt nghẹn của trục thị giác :
- Mí mắt sụp xuống (sụp mí mắt): một bên mí mắt rủ xuống che mất một phần mắt.
- Đục thủy tinh thể : tình trạng thủy tinh thể vẩn đục làm mắt mờ dần.
- Các vấn đề về giác mạc.
3.Triệu chứng của nhược thị
- Mờ mắt
Một bên mắt sẽ bị mờ hơn bên còn lại, dễ xuất hiện tình trạng nhức đầu, khó chụp hoặc ném đồ vật. Điều này sẽ cản trở quá trình sinh hoạt trong cuộc sống, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực.
- Mỏi mắt
Khi mắt hoạt động thường xuyên với cường độ cao và không được nghỉ ngơi hợp lý sẽ làm trẻ dễ mỏi mắt, chớp mắt và dụi mắt rất nhiều. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra biến chứng cho mắt
- Lác mắt
2 mắt không nằm thẳng hàng hoặc nhìn theo các hướng khác nhau dẫn đến việc khó có thể theo dõi theo mọi vật xung quanh. Lúc này, một bên mắt phải hoạt động nhiều hơn bên còn lại. Vì vậy, não bộ cần bỏ qua hình ảnh thu nhận được từ mắt bị lác, lâu dần làm mắt bị nhược thị.
- Sụp mí
1 hoặc cả 2 bên mí mắt sụp xuống cản trở tầm nhìn khiến trẻ dễ té ngã. Sụp mí không dẫn đến mù lòa, tuy nhiên đây lại là nguyên nhân làm suy giảm thị lực ở mắt, từ đó gây ra nhược thị.
- Nheo mắt
Trẻ có biểu hiện nhắm một bên mắt hay nheo mắt khi nhìn. đây là biểu hiện của thị lực có vấn đề và mắt đang cố gắng điều tiết để nhìn rõ vật.
- Nghiêng đầu,cổ khi nhìn
Trẻ có biểu hiện nghiêng đầu, cổ khi nhìn theo vật. Vì một bên mắt có thị lực tốt hơn, trẻ sẽ có xu hướng sử dụng bên mắt đó nhiều hơn, kết quả là làm tăng cường độ hoạt động chỉ 1 bên mắt và dẫn đến nhược thị
4.Ảnh hưởng của nhược thị
Nhược thị không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn cản trở công việc và sinh hoạt có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong hai mắt không hoạt động sẽ gây suy giảm, mất chức năng thị giác hai mắt. Một mắt nhược thị sẽ khiến mắt còn lại trở thành độc nhất, làm mất đi mắt dự trữ nếu gặp bệnh lý, chấn thương. Ngoài ra khi nhìn hai mắt, thị lực, thị lực tương phản, khả năng cảm nhận chiều sâu sẽ tốt hơn khi nhìn bằng một mắt . Nhược thị phát hiện quá trễ sẽ không có khả năng chữa khỏi, thậm chí hỏng mắt, gây mù lòa.
Chuẩn đoán nhược thị ở mắt :
Có 3 cách để bác sĩ chẩn đoán nhược thị:
- Kiểm tra thị lực sớm và định kì
- Sàng lọc hình ảnh
- Các xét nghiệm khác
5.Điều trị mắt bị nhược thị
- Đeo miếng che mắt
Việc đeo miếng che mắt ở bên mắt khỏe sẽ buộc não sử dụng mắt yếu hơn để nhìn vật, đồng thời tăng cường sức mạnh cho mắt yếu hơn.
2. Điều trị tật khúc xạ
-
Kính hoặc kính áp tròng
Đeo kính giúp khắc phục tật khúc xạ gây nhược thị. Thị lực được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho não điều tiết đều cả hai mắt. Trẻ có thể cần đeo kính và phối hợp các phương pháp điều trị khác cùng lúc.
- Mổ đục thủy tinh thể
Trẻ có thể cần mổ đục thủy tinh thể trong trường hợp bị đục thủy tinh thể hoặc gặp vấn đề về cấu trúc mắt khi các phương pháp điều trị không phẫu thuật không thể đáp ứng được.
- Thuốc nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt (thường là atropine) sẽ được các bác sĩ nhỏ vào mắt khỏe hơn để tạm thời làm cho mắt đó bị mờ, khiến trẻ sử dụng mắt yếu hơn để nhìn. Loại thuốc này không gây ra di chứng về sau.
- Phẩu thuật
Hiếm gặp trường hợp cần phẫu thuật để điều chỉnh nhược thị. Bác sĩ sẽ tư vấn loại phẫu thuật và quá trình phẫu thuật cũng như các rủi ro nếu có.
Hầu hết trẻ em cần điều trị nhược thị ít nhất vài tháng. Cho dù áp dụng phương pháp nào, cha mẹ hãy khuyến khích và nhắc nhở trẻ thường xuyên, không bỏ bê luyện tập để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Một số lời khuyên của bác sĩ khi nhược thị :
Bệnh nhân bị nhược thị cần có liệu pháp và các bài tập để tăng cường sức mạnh cho mắt yếu hơn. Vì vậy, việc điều trị này thường được giám sát bởi một bác sĩ trực tiếp. Hình thức điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nhược thị, tuổi của người bệnh và thời gian điều trị.
Phát hiện sớm và điều trị nhược thị sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn so với trẻ được phát hiện và điều trị muộn hơn. Giai đoạn trước 8 tuổi được coi là giai đoạn vàng để điều trị nhược thị. Sau 8 tuổi, chức năng thị giác của trẻ gần như đã hoàn thiện như người lớn và việc điều trị sẽ khó khăn hơn, hiệu quả điều trị thấp hơn.
Cần tái khám đúng lịch trong quá trình điều trị nhược thị. Ở mỗi giai đoạn, nhược thị sẽ được điều trị bằng một phương pháp khác; mỗi độ tuổi sẽ được tái khám theo các chu kỳ khác nhau. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ tái khám đúng lịch để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nếu như bạn cần cắt kính, bạn cũng hãy đến những trung tâm uy tín để được hỗ trợ sử dụng những mẫu mắt kính tốt nhất , với mức giá ổn nhất. Bạn có thể tham khảo các trung tâm kính mắt uy tín, chẳng hạn như Mắt Kính Sài Gòn Gia Hưng. Đây là cửa hàng kính rất uy tín hiện nay với các ưu điểm về chất lượng, giá cả và dịch vụ đi kèm tốt nhất thị trường. Đến với Gia Hưng , bạn sẽ nhận được những sản phẩm chất lượng nhất cùng sự tư vấn nhiệt tình của nhân viên ở đây và thợ đo mắt có trên 20 năm kinh nghiệm trong nghề làm kính . Tất cả sẽ khiến bạn hài lòng và tin tưởng tưởng.
Bạn có thể liên hệ số hotline 0907057760 (Chị Huê) để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ .Hoặc để thuận tiện hơn cho bạn thì bạn có thể ghé trực tiếp tại cửa hàng để được chị chủ tư vấn trực tiếp
912 Âu Cơ ,Phường 14,Quận Tân Bình