Cườm nước (GLAUCOMA):Kẻ đánh cắp thị lực âm thầm

Ngày đăng: 08/03/2024 - 09:34 AM

1.Bệnh cườm nước là gì ?

Cườm nước hay còn có tên gọi khác là Glaucoma (tăng nhãn áp) hoặc thiên đầu thống. Hiện tượng mắt bị cườm nước là do áp suất thủy dịch trong mắt tăng cao làm tổn thương đến thần kinh thị giác. Nguyên nhân áp suất thủy dịch tăng là do đường dẫn lưu thủy dịch bị tắc nghẽn hay lượng thủy dịch sinh ra quá nhiều. 

Glaucoma có nguy cơ làm giảm thị lực vì khi nhãn áp tăng lên sẽ gây áp lực tới các mạch máu phía sau mắt có vai trò nuôi dưỡng cấu trúc thần kinh. Bệnh cườm nước đa phần phát triển rất chậm và người bệnh không dễ dàng nhận biết cho đến khi thị lực đã bị suy yếu đi đáng kể. 

Cườm nước không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ở trẻ sơ sinh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ bị mù vĩnh viễn.

2.Nguyên nhân gây ra bệnh 

Bệnh Glaucoma không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có liên quan đến sự tăng áp lực trong mắt và/hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.

Cườm nước có thể là do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt. Tăng áp suất thủy dịch có thể dẫn tới bệnh Glaucoma, tuy nhiên không phải ai cũng bị Glaucoma khi mắc chứng tăng áp suất thủy dịch.

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma bao gồm:

  • Tuổi tác: Cứ khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma.
  • Dân tộc: Những người có nguồn gốc châu Phi, Caribbean hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh Glaucoma hơn những người ở nơi khác.
  • Di truyền.
  • Có tiền sử bị chấn thương mắt.
  • Cận thị nặng.
  • Tăng huyết áp.
  • Hút thuốc lá nhiều.
  • Bề dày giác mạc giảm.

Vì thế bạn cần kiểm tra mắt định kì thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa ,hạn chết việc phát triển của bệnh cườm mắt đi đáng kể.

3.Phân loại cườm nước 

Bệnh Glaucoma được chia thành hai loại: Glaucoma góc mở và Glaucoma góc đóng.

  • Glaucoma góc mở: loại này tình hình phát triển nhanh chóng và đột ngột nhãn áp ở mắt, làm đỏ mắt, đau và mờ mắt, xuất hiện những quầng sáng xung quanh nguồn sáng, gây buồn nôn. Nếu để tình trạng diễn ra lâu và không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Trường hợp này thường xảy ra ở những người cao tuổi, tiêu biểu là phụ nữ.

  • Glaucoma góc đóng:Trong bệnh Glaucoma góc đóng các ống dẫn vùng bè bị tắc hoặc bị che do góc giữa mống mắt và giác mạc quá hẹp. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra đột ngột (được gọi là Glaucoma góc đóng cấp), áp lực trong mắt sẽ tăng lên nhanh chóng hoặc từ từ (được gọi là Glaucoma góc đóng mãn tính), áp lực trong mắt tăng chậm như trong bệnh tăng nhãn áp góc mở.

4.Những ai có nguy cơ bị mắt bệnh cườm nước ?

  • Người trên 40 tuổi

  • Các thành viên trong gia đình mắc (hoặc đã) mắc bệnh

  • Cận thị (trong bệnh Glaucoma góc mở) hoặc viễn thị (trong bệnh Glaucoma góc đóng)

  • Người mắc bệnh tiểu đường

  • Người bị huyết áp cao

  • Người sử dụng corticosteroid lâu dài

  • Chấn thương mắt trước đây hoặc phẫu thuật

5.Phân biệt cườm khô với cườm nước 

Bệnh cườm nước

 Bệnh cườm khô

Cấp tính: Tiến triển nhanh, mắt bị đau nhức, đau nửa đầu cùng bên với đau mắt. Khi nhìn bóng đèn thấy quầng sáng cầu vồng. Có thể đau đầu dữ dội kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn, lóa mắt, đỏ đỏ mắt, căng cứng ở mắt, cảm giác đồng tử bị giãn ra, đau như châm chích quanh mắt. Giai đoạn nhẹ: Bệnh chỉ được phát hiện bởi chuyên gia, biểu hiện rất nhẹ, mắt chỉ hơi mờ,ảnh hưởng đến một phần nhỏ trên thủy tinh thể 
Mãn tính: Giai đoạn nặng diễn biến thành mãn tính. Bệnh lý tiến triển chậm, giai đoạn đầu khó nhận biết. Mắt thường có cảm giác bị xốn, mỏi, đôi khi nhìn mờ. Khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, tầm nhìn xung quanh bị mờ đi. Đặc biệt ở trẻ em bị cườm nước thường rất sợ ánh sáng, chảy nước mắt không thể kiểm soát, thường xuyên nheo mắt, con ngươi nở to, tròn như mắt trâu. Nếu bị nặng có thể dẫn đến mù lòa. Giai đoạn nặng: Thị lực suy giảm nghiêm trọng, tầm nhìn kém, lóa mắt, chói mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.. Mắt có thể nhìn thấy ruồi bay, các chấm đen, nhìn màu sắc không chuẩn, gặp tình trạng song thị, thị lực không được cải thiện khi đeo kính.
  • Ở cườm nước: Bệnh lý này có 2 loại cơ bản là cườm nước cấp tính và cườm nước mãn tính.
  • Ở cườm khô: Bệnh diễn biến theo từng giai đoạn từ đục nhẹ đến đục nặng.

So sánh nguyên nhân gây bệnh 

 

Bệnh cườm nước Bệnh cườm khô
Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho số lượng thủy dịch duy trì áp lực trong mắt tăng mạnh, hoặc thủy dịch bị tắc, không thể thoát ra ngoài gây lên tình trạng tăng nhãn áp. Bệnh lý này gây ra các tổn thương tới hệ thống dây thần kinh thị giác có nhiệm vụ dẫn tín hiệu từ võng mạc lên não. Bệnh lý thường gặp do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Cấu trúc protein trong thủy tinh thể bị xáo trộn, thay đổi, co cụm lại thành từng đám nhỏ, không đảm bảo chức năng bình thường gây nên tình trạng vẩn đục. Thủy tinh thể lúc này sẽ không còn trong suốt như tấm gương nữa, cản trở đường truyền của ánh sáng, không hội tụ được về võng mạc khiến hình ảnh thu được bị mờ. 

  

6.Yếu tố làm tăng bệnh cườm 

Những yếu tố thúc đẩy nguy cơ mắc phải cườm nước như:

  • Đột ngột tăng nhãn áp

  • Sử dụng thuốc steroid liên tục trong thời gian dài

  • Chấn thương ở vùng mắt

  • Góc tiền phòng nông, hẹp.

7.Triệu chứng bệnh cườm 

Bệnh Glaucoma góc mở không gây đau. Cả hai mắt thường bị ảnh hưởng nhưng thường không như nhau. Triệu chứng chính là sự phát triển của các điểm mù, hoặc các mảng mất thị lực, trong nhiều tháng đến nhiều năm. Các điểm mù từ từ phát triển lớn hơn và hợp nhất với nhau. Thị lực ngoại vi thường bị mất trước. Bệnh nhân có thể bị trượt cầu thang, nhận thấy các phần của từ bị thiếu khi đọc hoặc gặp khó khăn khi lái xe. Suy giảm thị lực xảy ra dần dần nên thường không được chú ý cho đến khi giảm nhiều. Bởi vì tầm nhìn trung tâm thường bị mất cuối cùng, nên có hiện tượng “tầm nhìn đường hầm”: họ nhìn thẳng về phía trước một cách hoàn hảo nhưng lại bị mù ở tất cả các hướng khác. Nếu không được điều trị, cuối cùng thị lực đường hầm cũng bị mất và một người trở nên mù hoàn toàn.

Trong Glaucoma góc đóng cấp, nhãn áp tăng nhanh và người bệnh thường nhận thấy đau mắt và nhức đầu dữ dội, đỏ, mờ mắt, quầng sáng bảy sắc cầu vồng xung quanh đèn và mất thị lực đột ngột. Họ cũng có thể bị buồn nôn và nôn do phản ứng của việc tăng nhãn áp. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính được coi là một cấp cứu vì mọi người có thể mất thị lực nhanh chóng từ 2 đến 3 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng nếu tình trạng này không được điều trị.

Trong Glaucoma góc đóng mãn tính, nhãn áp tăng chậm và các triệu chứng thường bắt đầu như trong bệnh tăng nhãn áp góc mở. Một số người có thể bị đỏ mắt, khó chịu, mờ mắt hoặc giảm đau đầu khi ngủ. Nhãn áp có thể bình thường nhưng thường cao hơn ở mắt bị ảnh hưởng.

Những người đã từng bị Glaucoma góc mở hoặc Glaucoma góc đóng ở một mắt có khả năng phát triển bệnh này ở mắt còn lại.

8.Cách khắc phục bệnh cườm 

Dưới đây là một số cách giúp khắc phục, làm chậm quá trình phát triển của Glaucoma. Thông thường người ta sẽ sử dụng thuốc, phẫu thuật tạo hình bằng tia laser, phẫu thuật thông thường để hạn chế sự phát tán của cườm mắt.

  • Những loại thuốc thường dùng: Thuốc nhỏ mắt hay thuốc dạng viên, giúp giảm áp lực cho mắt bằng cách đẩy chất lỏng đi ra từ mắt. Trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa mắt để hạn chế các tác dụng phụ.

Nếu đã quyết định sử dụng thuốc thì cần lên lịch cụ thể để tăng hiệu quả, vì bệnh tăng nhãn áp thường không có triệu chứng rõ ràng nên người uống thường sẽ hay quên và ngưng uống thuốc.

  • Phẫu thuật bằng tia Laser: Laser argon thường được dùng để tạo hình cho vùng bè (trabeculoplasty), trong quá trình lành vết thương sẽ làm lớp sợi collagen vùng bè co kéo lại, làm tăng việc thoát lưu thủy dịch thuận lợi hơn.

  • Phẫu thuật thông thường: Tạo một lỗ hở để chất dịch đi ra ngoài mắt. Bác sĩ sẽ sử dụng những thiết bị, công cụ phẫu thuật để tạo một lỗ nhỏ dưới phần kết mạc (lớp xung quanh mắt). Những chất lỏng tích tụ bấy lâu sẽ chảy qua lỗ và hấp thụ vào máu.

 

9.Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

        9.1 Thói quen sinh hoạt hằng ngày giúp hạn chế tiến diễn của bệnh cườm nước 

  • Tập thể dục tránh các động tác trồng chuối.

  • Không chơi các nhạc cụ sử dụng hơi như trombone, trumpet.

  • Không sử dụng các loại kính bơi thông thường, không trùm mũi.

  • Không thắt cà vạt hoặc cài khuy cổ áo sơ mi quá chặt.

  • Giảm cân nếu bị béo phì, thừa cân.

  • Đi bộ nhanh hoặc chạy bộ.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nhiều rau xanh.

 

Phương pháp phòng ngừa cườm nước hiệu quả

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Đeo kính bảo vệ khi ra nắng.

  • Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

cart 0
Zalo
Hotline