TÁC HẠI O NHIỄM MÔI TRƯƠNG ĐẾN MẮT NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH BẢO VỆ MẮT

Ngày đăng: 01/09/2020 - 11:26 AM

Tình trạng khói bụi, ô nhiễm môi trường hiện nay

Ở Việt Nam, cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, sự phát triển của các khu công nghiệp, khí thải sinh hoạt cũng khiến bầu không khí ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí từng có công bố Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tình trạng khói bụi, ô nhiễm không khí

Một ngày con người cần 10.000 lít không khí để thở. Ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường. Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể…

Ô nhiễm không khí được hiểu đơn giản nhất là do tình trạng gia tăng quá nhiều, thậm chí vượt ngưỡng của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, chì và các hóa chất độc hại khác do xe máy, xe hơi, phươngtiện giao thông, các nhà máy, khu công nghiệp thải ra.

Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai, có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn… Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn.

Theo các chuyên gia y tế, ô nhiễm môi trường tác động đến nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến nhiễm trùng hô hấp trẻ em, hô hấp người lớn, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bên cạnh đó, những cửa ngõ của cơ thể như mắt, mũi, tai, miệng, da… là những bộ phận đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí bị ô nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan sẽ dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát.

 khuyến cáo, trong những năm gần đây, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt là không nhỏ, bệnh viện từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp viêm nhiễm mắt, giác mạc do khói bụi.

Tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước

 

Hiện nay, khi thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tràn lan, túi nilon, chai nhựa là những “phương tiện” đựng thực phẩm, các hóa chất độc hại được ngâm tẩm thức ăn, chất kích thích, bột tăng trọng được sử dụng nhiều trong chăn nuôi, rác thải từ các nhà máy công nghiệp… là những nguyên nhân khiến ô nhiễm nguồn đất, nước.

Bên cạnh đó, nước mưa có thể chứa những tạp chất gây hại cho sức khỏe. Vì thế, cần tránh việc để da tiếp xúc với nước mưa, mắt khi đi mưa cũng cần đeo kính để nước mưa không tiếp xúc trực tiếp gây tình trạng ngứa, rát hay dị ứng mắt. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt một cách trực tiếp gây ra nhiều bệnh về mắt nguy hiểm đến khả năng thị lực.

Tác hại của khói bụi, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt

tác hại ô nhiễm môi trường

Trong các bộ phận, mắt là một trong những nơi tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với bụi bặm ngoài môi trường. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mắt khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm, đồng thời bụi có thể gây cộm, khó chịu, thậm chí trầy xước giác mạc nếu có góc cạnh.

Không khí ô nhiễm có thể gây ngứa, khô mắt dị ứng mắt. Để giảm tác hại của không khí ô nhiễm, bạn nên đeo kính râm khi đi ra ngoài. Sau khi về nhà, sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm sạch và khử trùng mắt.

Nếu các chất ô nhiễm đã xâm nhập vào mắt, tránh dụi mắt trực tiếp. Thay vào đó, bạn nên rửa mắt bằng nước sạch, đắp một miếng gạc mát để giảm kích ứng và sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Ô nhiễm ánh sáng, lạm dụng ánh sáng nhân tạo quá mức cần thiét so với khả năng chịu đựng ánh sáng của con người và môi trường cũng có thể gây hại cho mắt.

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến mắt khi phụ thuộc nhiều yếu tố khác như cường độ, bước sóng, thời gian tác động. Đối với cường độ, các nguồn sáng có cường độ cao mang năng lượng được chiếu đến mắt và hấp thụ bởi sắc tố bên trong mắt. Khi đó năng lượng ánh sáng được chuyển thành nhiệt năng, gây đông protein trong tế bào.

Vì thế, các nguồn sáng có cường độ cao sẽ ảnh hưởng đến mắt do tác động nhiệt, xảy ra khi nhiệt độ hấp thụ tăng cao hơn nhiệt độ phân tán (thường là 10 độ C). Nếu thời gian và cường độ tác động đến các tế bào trong võng mạc vượt qua ngưỡng phục hồi sẽ gây các tổn thương ảnh hưởng đến khả năng quan sát của mắt.

Các chuyên gia về mắt khuyến cáo, để bảo vệ tốt cho đôi mắt cần hạn chế thời gian tiếp xúc với các nguồn phát ánh sáng xanh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ giảm melatonin từ đó lùi thời gian ngủ sâu. nếu để nguồn ánh sáng mạnh làm tổn thương đến giác mạc gây biến chứng nguy hiểm cho mắt như xuất huyết, rách dây thần kinh mắt bên trong. Tổn thương lâu dài cũng sẽ có nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm.

Khi ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm môi trường ngày một cao, đồng nghĩa với việc tầng ozone bị thủng ngày càng lớn khiến ánh sáng đi vào mắt gặp nhiều nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bỏng giác mạc…

Khói bụi còn là một phần nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt như cay mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc…

Cách bảo vệ mắt khi sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm

tác hại ô nhiễm môi trường
 

Khi tiếp xúc với bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây bệnh hoặc đưa mầm bệnh vào trong cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Khi đi ra ngoài, đặc biệt là những người trực tiếp làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cần nâng cao cảnh giác, bảo vệ, chăm sóc mắt tốt hơn.

Ánh nắng và bụi bẩn là những tác nhân gây hại đến mắt. Sử dụng kính râm (kính màu) có công dụng giảm cường độ sáng chiếu tới mắt. Nhờ đó, mắt không phải điều tiết nhiều giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và tăng khả năng tập trung khi lái xe.

Bên cạnh đó nó còn là một dụng cụ giúp bạn phòng tránh khói bụi khi đi đường rất hữu ích. Mắt kính râm phải ôm sát khuôn mặt để tránh tình trạng rơi khi lái xe. Kính râm phải làm từ chất liệu chống trầy xước, hạn chế bám bụi, đọng sương hiệu quả.

Các chuyên gia khuyến cáo, để góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí, môi trường bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh.

Thay đổi chế độ ăn bằng các loại thực  phẩm tốt cho mắt, giàu vitamin giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là các loại vitamin tốt cho mắt như Lutein, vitamin C, vitamin A, kẽm, omega 3…

Ngoài ra nên thường xuyên đi khám mắt và kiểm tra mắt 1 năm 1 lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh về mắt nếu có.

cart 0
Zalo
Hotline