Tác Hại Của Tia Tử Ngoại Ảnh Hưởng Đến Mắt Và Cách Bảo Vệ Mắt

Ngày đăng: 15/09/2020 - 11:11 AM

Tia tử ngoại mặt trời là gì?

Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (từ tiếng Anh Ultraviolet) là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Phổ tia UV cực tím có thể chia ra thành tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 đến 200 nm) và tử ngoại xạ hay tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 đến 10 nm).

Tia UV cũng là thành phần có sẵn trong ánh sáng mặt trời. Bản chất là một loại tia có hại đối với cơ thể người, tia UV sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất khi tiếp xúc bề mặt da và mắt người, làm giảm sức đề kháng về lâu về dài.

Tia tử ngoại mặt trời có từ đâu?

tia tử ngoại

Thông thường tia tử ngoại có nhiều trong ánh sáng tự nhiên, nên việc tiếp xúc với loại tia có hại này hằng ngày sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể đặc biệt là hoạt động của đôi mắt.

Phần lớn tia UV bị hấp thụ và bức xạ ngược lại bởi tầng ozon – lá chắn của trái đất. Tuy nhiên ngày nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, cùng với hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên từng ngày, tầng ozon bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về tia UV và các tác hại của nó đê có những biện pháp cần thiết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Lượng tia UV phụ thuộc vào đâu?

 

Thời gian trong ngày: Tia UV mạnh nhất vào buổi trưa (khi mặt trời mọc cao nhất trên bầu trời) và yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Mùa: Tia UV mạnh nhất vào mùa hè (tháng 5-8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông.

Lượng mây che phủ: Đám mây dày chắn tia UV. Khi mây mỏng dễ dàng để phần lớn tia UV đi qua. Mây càng sậm màu, thì UV càng ít. Cẩn thận khi ở dưới đám mây mỏng – tuy các đám mây mỏng không gây ra cảm giác nóng, nhưng chúng ta vẫn bị cháy nắng vì chúng không chặn được tia UV.

Bề mặt bạn đang đứng: Bạn hấp thụ nhiều tia UV trên cát, nước hoặc bê tông, do những bề mặt này phản xạ tia nắng mặt trời lên da bạn, như một tấm gương. Bề mặt càng sáng thì càng nhiều tia UV bị phản xạ lại càng nhiều .

Độ cao: Bạn hấp thụ nhiều UV khi bạn ở trên núi hơn ở độ cao thấp hơn, do không khí trong và mỏng hơn.

Bạn ở dưới ánh nắng mặt trời bao lâu: Bạn càng ở ngoài nắng lâu, bạn càng hấp thụ nhiều tia UV

Tác hại của tia tử ngoại mặt trời đối với mắt

tia cực tím ảnh hưởng đến mắt như thế nào

Hiện tình trạng tầng ozone thủng ngày càng lớn sẽ tạo điều kiện cho ánh nắng chiếu xuống với cường độ ngày càng cao đồng nghĩa với khả năng ngăn chặn tia UV của tầng ozone bị kém đi thì rất nguy hiểm.

Theo nghiên cứu khoa học, tia cực tím xuất hiện ở ánh nắng mặt trời, nằm ở dải sóng 400-100nm. Đây là loại bước sóng dài hơn tia X-quang (tia xuyên qua cơ thể để chẩn đoán, khám chữa bệnh). Do đó, những bệnh tật mà tia cực tím hay còn gọi là tia UV xuất hiện cũng nhiều hơn.

Giác mạc của chúng ta phải hấp thu hầu hết các bức xạ UV khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng, viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng thịt (một mô thịt phát triển hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc, thường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt)…

Theo Cleveland Clinic, khi tiếp xúc với tia cực tím có thể gây tổn thương tạm thời giác mạc và kết mạc, một lớp tế bào bao phủ bên trong mí mắt và lòng trắng của mắt. Các triệu chứng sẽ xuất hiện như đau mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, có thể kéo dài từ 6 đến 24 giờ, nhưng chúng thường biến mất trong vòng 48 giờ.

Tuy nhiên, một số tổn thương UV có thể được tích lũy trong mắt, dẫn đến đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng sau này trong cuộc sống. Những người làm việc, hoạt động dưới ánh mặt trời trong một thời gian dài có nguy cơ cao nhất. Cha mẹ nên đảm bảo rằng tất cả trẻ em đều đeo kính chống nắng thích hợp vào mọi thời điểm khi ở ngoài trời.

Tác hại của tia tử ngoại gây ra tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính

 Tia tử ngoại không chỉ gây bệnh đục thủy tinh thể, chúng còn đem đến những tổn thương khác cho mắt như ung thư da vùng quanh mắt, thoái hóa võng mạc. Tất cả các vấn đề về mắt do tia UV gây ra đều có thể được ngăn chặn nhờ sử dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Khi nhìn lâu hoặc trực tiếp vào mặt trời, nhất là vào khoảng thời gian giữa trưa, có thể gây nên tình trạng bỏng võng mạc (viêm võng mạc do ánh nắng), đó cũng là trường hợp ảnh hưởng bởi tác hại của tia tử ngoại. Tình trạng này cũng thường thấy sau khi xem nhật thực mà không dùng kính bảo vệ mắt.

Ngoài ra, bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người cao tuổi – một nguyên nhân gây mù lòa hay gặp nhất ở các nước phát triển – cũng được cho là có liên quan đến quá trình tiếp xúc lâu dài với ánh nắng (hoàng điểm nằm ở trung tâm võng mạc và là nơi giúp cho chúng ta có được màu sắc và hình ảnh của các đồ vật một cách rõ nét nhất).

Bảo vệ mắt tránh tia tử ngoại

cách bảo vệ mắt khỏi tia tử ngoại
close up of an eye

Biện pháp quan trọng nhất để tránh tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, đặc biệt từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều, là khoảng thời gian có nhiều tia tử ngoại nhất trong ánh nắng. Do đó, đối với một số nghề nghiệp phải làm việc ngoài trời thì nên sắp xếp công việc hợp lý để tốt nhất là làm việc trước 11 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.

Đeo kính râm có chống tia cực tím bất cứ khi nào đi ra nắng. Bảo vệ mắt không phải chỉ giới hạn ở những nơi có nắng nhiều mà phải đeo kính râm ở tất cả những nơi có tia bức xạ mạnh.

Vào những ngày nắng oi ả, tránh ra ngoài vào những giờ nắng nóng cao điểm, nhất là từ 12-3 giờ chiều vì đây là thời điểm tia cực tím hoạt động mạnh nhất. Không nên nhìn lên trời bằng mắt trần ngay cả khi trời có mây vì mây không ngăn được tia cực tím.

Hãy nằm nghỉ ở nơi có bóng mát, nếu không có kính bảo vệ thì không nên nhìn vào nơi ánh sáng chói như đèn hàn xì, mặt trời những ngày nhật thực.

Dùng thuốc nhỏ mắt chứa các vitamin, acid amin để phòng ngừa các bệnh về mắt do các tia sáng.

Cung cấp dinh dưỡng cho mắt theo một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học như ăn nhiều rau quả để có thêm nhiều vitamin A, C, E và các chất chống phân tử tự do như kẽm, selenium…

Khi ra ngoài trời nắng, cần đội nón rộng vàng, có chiều rộng vàng trên 2,5cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng ô (dù); đeo mắt kính màu sậm, màu đen, bịt kín khẩu trang.

Sử dụng màu đen, sậm có tác dụng chống nắng 90%, khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng 60%. Nên dùng khẩu trang vải dầy, dệt chéo. Khẩu trang y tế màu xanh chỉ có tác dụng cản bụi, quá mỏng, không có tác dụng chống nắng.

cart 0
Zalo
Hotline