MẮT KÍNH SÀI GON GIA HƯNG TỔNG HỢP CÁC LOẠI KÍNH CẬN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN QUAN TÂM

Ngày đăng: 06/01/2021 - 10:33 AM

Mắt kính cận là gì? Hiểu như thế nào cho đúng?

1.1 Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Đối với những người có thị lực bình thường, tia sáng sẽ hội tụ ngay tại võng mạc. Trong khi đó những người bị cận thị, tia sáng sẽ hội tụ ngay tại ở trước võng mạc.

Đây là nguyên nhân khiến người bị cận thị chỉ có thể nhìn được trong tầm mắt gần. Nhìn mờ hoặc không nhìn thấy đối với những vật thể ở tầm xa

 

1.2 Cận bao nhiêu độ thì cần sử dụng kính cận

Tình trạng cận thị học đường ngày càng tăng nhanh do không đeo kính kịp thời

Có rất nhiều người mới bị cận thị thường chủ quan và không chịu đeo kính. Tuy nhiên, tùy độ cận thị của mỗi người. Nếu bạn không đeo kính mắt bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn để có thể nhìn rõ. Chính điều này khiến độ cận của bạn tăng rất nhanh.

  • 0.25: Độ cận thị nhỏ nhất, trường hợp này bạn chưa cần phải đeo kính. Chăm sóc sức khỏe mắt, nghỉ ngơi hợp lý để tránh mắt lên độ.
  • 0.5 độ: Bạn sẽ nhìn thấy hơi mờ nếu nhìn xa. Mắt bạn vẫn có khả năng điều tiết để nhìn rõ. Chỉ sử dụng mắt kính khi bạn thường xuyên phải nhìn ở tầm mắt xa.
  • 0.75 độ: Bạn sẽ bắt đầu nhìn mờ các vật thể ở tầm xa. Nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • 1.50 độ: Bạn nên đeo kính khi tập trung học tập và làm việc trong thời gian dài.
  • 2.0 độ: Bắt buộc đeo kính thường xuyên tránh mắt điều tiết sẽ lên độ.

Trên 2 độ bạn phải thường xuyên đeo kính, để đảm bảo khả năng nhìn của bạn. Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc mắt, tránh lên độ. Dưới 2 độ chỉ cần đeo kính khi cần, cởi kính khi nhìn những vật ở tầm gần. Tránh thị lực mắt phụ thuộc vào kính.

2. Mắt kính cận gồm những loại nào?

2.1 Mắt kính cận gọng

 

Kính cận gọng là một trong những các loại mắt kính cận phổ biến trên thị trường hiện nay. Kính có cấu tạo là một cặp kính trước ở phía trước kèm với gọng đỡ được đặt ra phía sau tai.

 

Ưu điểm:

  • Dễ dàng sử dụng, tiện lợi có thể bỏ ra bất kỳ lúc nào.
  • Dễ dàng đổi, thay kính mà vẫn giữ lại được gọng.
  • Không phải tiếp xúc trực tiếp vào mắt, tránh khả năng nhiễm trùng, viêm nhiễm.
  • Dễ dàng vệ sinh, bảo quản.
  • Hạn sử dụng là mãi mãi, cho đến khi bạn độ cận thị thay đổi. Không giống kính áp tròng có một hạn sử dụng nhất định.
  • Tùy ý lựa chọn gọng kính, chọn kính phù hợp với khuôn mặt của bạn.
  • Có thể làm kính bảo vệ mắt khỏi những tác nhân từ môi trường: bụi bẩn, khói, gió,…

Nhược điểm

  • Trong thời gian đầu, khi chưa quen, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đeo kính.
  • Kính đeo gần, gọng kính làm giảm khu vực nhìn ở 2 bên trái, phải của mắt.
  • Khó nhìn khi đi trời mưa, do nước mưa đọng lại trên kính.
  •  
  • Nhiều người không thích đeo kính vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng khi tham gia các hoạt động cần vận động mạnh.
  • Kính cận tròng chống xước: Mắt kính chống trầy xước ngoài khả năng hỗ trợ thị lực cho mắt. Còn có thể chống xước, phù hợp với bạn nào không đeo kính thường xuyên. Việc bỏ kính ra nhiều lần có thể khiến kính bị trầy xước, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Các loại mắt kính cận tròng phản quang: Mắt kính có khả năng chống chói, tránh ánh sáng gây tổn thương mắt. Do cấu tạo kính được phủ một lớp màng bảy màu.

    Tuy nhiên, nếu bạn tiếp xúc nhiều với tia UV, ánh sáng xanh trên màn hình máy tính. Khả năng chống ánh sáng này của kính cận tròng phản quang là không cao.

  •  

    Kính đổi màu được đổi màu theo thời tiết tự nhiên ngoài trời 
  • Kính cận tròng siêu UV: Kính cận tròng cao cấp, tích hợp khả năng chống sáng, chống chói mà không có hiện tượng các vệt sáng 7 màu. Có khả năng chống xước, va đập tốt.

    Kính có cấu tạo mỏng, nhẹ, mặt kính láng do độ chiết xuất khá cao. Hạn chế tối đa sự bám bẩn, bám nước. Dễ lau chùi, vệ sinh đơn giản nhanh chóng.

    Kính phù hợp với dân văn phòng, học sinh, sinh viên. Thường xuyên làm việc nhiều, làm việc trước màn hình máy tính (hạn chế được 90% ánh sáng xanh từ màn hình).

  •  

    Các loại mắt kính cận tròng đổi màu: Kính cận tròng đổi màu có khả năng chống tia UV. Do khả năng thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Kính sẽ chuyển từ màu trong suốt sang màu xám (đậm, nhạt phụ thuộc vào cường độ ánh sáng mặt trời). Bảo vệ mắt tốt, không cần phải tốn tiền để mua thêm một cặp kính râm.
  • Kính cận chiết xuất cao Hi-Index 1.67: Dòng kính cận cao cấp, kết cấu mỏng, nhẹ. Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ thị lực mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ. Tròng kính trong suốt, không gợn, không lỗi. Chiết xuất cao, giảm độ dày kính, đối với những bạn có độ cận cao, không cần phải lo lắng vì tròng kính dày
  • Các loại kính râm có độ cận: Kính râm có độ cận là một lựa chọn cho những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Mà vẫn đảm bảo khả năng thị lực. Hạn chế của kính cận mát là mẫu mã và màu sắc kính không đa dạng so với những mắt kính râm thông thường.
  • 2.2 Kính áp tròng cận

    Kính áp tròng cận là một trong các loại mắt kính cận có cấu tạo mỏng, nhỏ, vừa với tròng mắt. Đeo trực tiếp vào tròng mắt, khó có thể nhận biết được người đó đang sử dụng kính áp tròng cận.

  •  

    Ưu điểm:

  • Kết cấu mỏng, nhẹ, sử dụng quen sẽ không có cảm giác đang đeo kính cận.
  • Thoải mái vận động mà không sợ rơi kính.
  • Không phải mang những cặp kính dày cộm, kém thẩm mỹ.
  • Tăng độ thu hút cho mắt đối với những loại kính áp tròng thay đổi màu mắt.
  • Mở rộng tầm mắt sang 2 bên như những người bình thường.
  • Không bị mờ, nhòe khi đi ngoài trời mưa.
  • Nhược điểm:

  • Do kính áp tròng phải tiếp xúc trực tiếp vào mắt. Nếu không chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Rất dễ gặp những bệnh về mắt như viêm giác mạc, đỏ mắt, chảy nước mắt,…
  • Phải thường xuyên vệ sinh kính. Quá trình vệ sinh yêu cầu kỹ lưỡng và phức tạp hơn kính cận gọng.
  • Thao tác đeo, gỡ kính trong thời gian đầu có thể gặp khó khăn.
  • Đeo kính trong một khoảng thời gian lâu, có thể gây khô mắt, mỏi mắt.
  • 3. Tác hại của việc đeo kính cận không hợp lý

    Đeo các loại mắt kính cận không đúng độ: Độ cận của mỗi người là khác nhau và rất dễ thay đổi theo thời gian. Nếu bạn đeo kính có độ cận thấp hơn độ cận của bạn. Bạn sẽ khó nhìn thấy rõ ràng.

    Nếu bạn đeo kính có độ cận cao hơn độ cận của bạn. Mắt bạn sẽ phải phải điều tiết để quen dần với độ cận này. Mắt bạn sẽ tăng dần độ cận nhanh chóng.

    Đeo kính có gọng không phù hợp: Khiến bạn kém tự tin, thiếu thoải mái. Kính quá chật, có thể hằn những đường trên da mặt. Kính quá rộng có thể rớt bất cứ khi nào nếu bạn không cẩn thận.

  •  

    Một số lưu ý khi sử dụng kính cận

    4.1 Cách sử dụng kính cận

    Sử dụng các loại kính cận đúng cách, không chỉ giúp cho bạn nhìn rõ hơn. Còn hỗ trợ tránh việc tăng độ cận nhanh chóng. Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng kính cận:

  • Lựa chọn các loại mắt kính cận đúng độ cận: Giúp mắt không phải điều tiết thường xuyên, tránh tăng độ cận. Cần khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng để nắm rõ độ cận.
  • Đeo kính xen kẽ nghỉ ngơi hợp lý: Sử dụng phương pháp 20 – 20 – 20. Cứ 20 phút làm việc, cho mắt nghỉ 20 giây bằng cách nhìn một vật cách 20 feet (6 mét).
  • Lựa chọn kính có gọng phù hợp: Giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
  • Lựa chọn kính áp tròng chất lượng: Giảm thiểu rủi ro các bệnh về mắt.
  • Không nên làm việc quá khuya, làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng. Tránh làm việc nhiều trước màn hình máy tính.
  • 4.2 Lời khuyên từ bác sĩ khi chọn mua kính cận

    4.2.1. Chọn loại tròng kính phù hợp với bạn:

    Mỗi tròng kính khác nhau sẽ phục vụ mục đích hỗ trợ, điều trị và bảo vệ thị lực của bạn khác nhau.

    Tròng có chức năng điều chỉnh thị lực:

  • Đơn tròng: Tròng kính phổ biến nhất hiện nay. Có khả năng điều trị các bệnh về cận thị, viễn thị và loạn thị.
  • Đa tròng: Điều chỉnh thị lực ở những người già, gặp chứng lão thị. Kính đa tròng có thể điều chỉnh thị lực ở mọi khoảng cách. Trong khi đơn tròng chỉ hỗ trợ thị lực ở xa hoặc ở gần.
  • Kính mắt vi tính: Giúp bảo vệ thị lực của bạn trước ánh sáng xanh của màn hình kỹ thuật số. Giúp mắt điều tiết nhanh khi chuyển từ màn hình máy tính sang điện thoại.
  • Tròng kính bảo vệ:

  • Tròng màu: Cản trở ánh sáng, lọc tia UV, bảo vệ giác mật khỏi những tác động từ ánh sáng.
  • Tròng chống chói: Giảm những cơn đau mắt do ánh sáng chiếu trực tiếp. Đặc biệt, những người thường xuyên làm việc ngoài trời, thì tròng chống chói là sự lựa chọn phù hợp.
  • Tròng ngăn ngừa ánh sáng xanh: Phù hợp với những người thường xuyên là việc trước màn hình máy tính, điện thoại.
  • Tròng ngăn ngừa tia UV: Ngăn cản tia UV có khả năng làm tổn thương giác mạc.
  •  Lựa chọn tròng kính theo nhu cầu của bạn:

  • Phân tích nhu cầu của bạn để có thể lựa chọn được tròng kính phù hợp. Góp phần cải thiện sức khỏe thị lực và bảo vệ mắt khỏi những tác động từ môi trường.
  • Kiểm tra xem mắt bạn đang gặp vấn đề về nhìn xa hay nhìn gần.
  • Mắt bạn có thường bị nhức mỏi khi nhìn lâu vào màn hình máy tính, điện thoại.
  • Chọn mắt kính phù hợp với tính chất công việc của bạn: ngoài trời hay trong nhà.
  • Lựa chọn kính áp tròng nếu phải thường xuyên vận động.
  • Lựa chọn kính phù hợp với khuôn mặt giúp tăng độ thẩm mỹ.
  • Trên đây là tổng hợp các loại mắt kính cận và hướng dẫn chi tiết giúp bạn có thể lựa chọn được loại mắt kính phù hợp. Hy vọng độc giả sau khi đọc xong bài viết này có thể lựa chọn được mắt kính chất lượng, phù hợp với nhu cầu của mình.

     

  •  

     

     

cart 0
Zalo
Hotline